Thông qua phiên tòa giả định các học sinh có cách tiếp cận mới về pháp luật
- Thứ hai - 04/11/2024 03:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phiên toà giả định với chủ đề pháp luật về an ninh mạng diễn ra tại Trường THPT Thạch Bàn sáng 4/11. Ảnh: N.D |
Cách tiếp cận mới về pháp luật
Tham dự buổi hưởng ứng có: Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên; Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hà Nội Trần Lưu Hoa; Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội Nguyễn Văn Hà và toàn thể học sinh của trường THPH Thạch Bàn.
Phát biểu khai mạc buổi hưởng ứng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền cũng như là giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Ngày Pháp luật Việt Nam cũng là ngày để chúng ta tiếp tục xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương phép nước, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đồng thời xây dựng văn hóa pháp lý.
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: N.D |
Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, việc được tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay trên địa bàn thành phố Hà Nội là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm,trọng điểm, hiệu quả, thiết thực, để triển khai thi hành Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua.
Theo đó, Phiên tòa giả định là một mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đưa pháp luật để để gần hơn với các em học sinh cũng giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về pháp luật, những chế tài nghiêm khắc của pháp luật khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Qua đó sẽ giáo dục ý thức cho các em học sinh, giúp các em học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, đồng thời cũng hình thành cho các em thói quen tuân thủ pháp luật trong xây dựng và văn hóa pháp lý trong trong những cái hành vi ứng xử đời thường hàng ngày của mình và với thông điệp là hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình, vì cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, văn minh.
Có mặt tại buổi hưởng ứng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội Nguyễn Văn Hà cho biết, mô hình Phiên tòa giả định được Sở Tư pháp TP Hà Nội với Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã và đang triển khai sâu rộng trên các trường cấp hai và cấp ba trên địa bàn thành phố.
Phiên toà giả định được tổ chức tại Trường THPT Thạch Bàn được tổ chức với góc độ tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.
“Đây
là
một
trong
những
chuyên
đề
được
các
nhà
trường
trên
địa
bàn
thành
phố
rất
hưởng
ứng.
Bởi
lẽ
là
với
xu
thế
phát
triển
khoa
học
công
nghệ
4.0
như
hiện
nay
thì
các
hành
vi
vi
phạm
pháp
luật
trên
không
gian
mạng
là
một
trong
những
mảng
rất
lớn
mà
học
sinh
thường
gặp
phải.
Sau
phiên
tòa
giả
định
ngày
hôm
nay,
chúng
tôi
muốn
thông
phương
thức
để
các
em
học
sinh
nhận
diện,
hiểu
được
những
hành
vi
nào
được
gọi
là
hành
vi
cấm
trên
không
gian
mạng
từ
đó
điều
chỉnh
hành
vi,
ứng
xử
của
mình…
Để
qua
đó,
các
khi
các
em
hoạt
động
trên
không
gian
sẽ
đảm
bảo
sử
dụng
với
góc
độ
là
những
người
sử
dụng
thông,
an
toàn
và
đặc
biệt
là
đảm
bảo
tốt
nhất
quyền
lợi
hợp
pháp
của
mình…”
-
luật
sư
Nguyễn
Văn
Hà
cho
biết.
Cũng
theo
luật
sư
Nguyễn
Văn
Hà,
khi
được
chứng
kiến
các
luật
sư
diễn
phiên
tòa
giả
định
các
em
học
sinh
sẽ
có
những
cái
trải
nghiệm
mới,
một
cách
cách
tiếp
cận
mới
về
pháp
luật.
“Pháp luật bằng hình ảnh, bằng những hành vi cụ thể, bằng những vai diễn để các em hiểu được pháp luật không khô cứng từ đó hình thành thói quen, hình thành ý thức trong việc chấp hành pháp luật. Đồng thời, thông qua các vai diễn với các vị trí như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công an dẫn giải… cũng là thông điệp để các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai sau này” - luật sư Nguyễn Văn Hà nói.
Các em học sinh giao lưu, trả lời các câu hỏi về luật pháp sau khi chứng kiến phiên toà giả định. Ảnh: N.D |
Tiếp cận pháp luật hiệu quả hơn, rõ hơn, cụ thể hơn
Phiên toà giả định được diễn ra dưới sự theo dõi của các em học sinh, nhiều học sinh bộc lộ sự thích thú cũng như bày tỏ hưởng ứng, mong muốn có thêm những buổi sinh hoạt tương tự ở những lần tới. Em Lê Thảo Anh, học sinh lớp 12A7 Trường THPT Thạch Bàn cho rằng, qua phiên toà giả định vừa diễn ra, các em hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp lý như thủ tục trước khi xét xử, quá trình xét xử, vai trò của các bên liên quan như bị can, bị cáo. Đồng thời, phiên toà giúp các em hiểu rõ hơn về luật pháp, so với việc chỉ đọc văn bản hoặc nghe giảng trên lớp.
Em Lê Thảo Anh, học sinh lớp 12A7 Trường THPT Thạch Bàn. Ảnh: N.D |
“So
với
các
giờ
học
trên
lớp
thì
khi
chứng
kiến
một
phiên
tòa
giả
định
như
thế
này
bọn
em
rất
thích
thú.
Em
thấy
đây
là
một
cách
tuyên
truyền
để
học
sinh
tiếp
cận
pháp
luật
hiệu
quả
hơn,
hiểu
rõ
hơn,
cụ
thể
hơn
về
các
vấn
đề
pháp
lý”
–
em
Lê
Thảo
Anh
cho
biết.
Trao
đổi
với
phóng
viên,
cô
Hữu
Thị
Hạnh,
giáo
viên
bộ
môn
giáo
dục
kinh
tế
và
pháp
luật,
Trường
PTTH
Thạch
Bàn
cho
biết,
mặc
dù
thời
lượng
tiết
học
môn
giáo
dục
kinh
tế
và
pháp
luật
ít,
nhưng
chương
trình
học
liên
tục
cập
nhật
những
bộ
Luật
mới,
thiết
thực
với
học
sinh
như
Luật
tiếp
cận
thông
tin,
Luật
An
ninh
mạng,
Luật
Giao
thông
đường
bộ,
công
ước
Quốc
tế…
Qua
đó,
học
sinh
biết
được
về
quyền
học
tập,
quyền
bầu
cử,
ứng
cử,
quyền
khiếu
nại,
tố
cáo…
Cô cho rằng, những Luật được đưa vào chương trình giảng dạy thường rất gần gũi, có tác động sâu rộng đến nhận thức của học sinh. Như hiện tượng học sinh vi phạm an toàn giao thông giảm đi rất nhiều. Việc sử dụng internet, mạng xã hội các em cũng được cải thiện. Phần lớn học sinh đã nhận thức được những việc nên và không nên trên mạng xã hội; xử lý và ứng xử được với tin rác, biết hậu quả, hệ luỵ của việc lan truyền tin không chính thống và cũng biết mình sẽ bị xử phạt hành chính với mức bao nhiêu tiền.
Cô Hữu Thị Hạnh, giáo viên bộ môn giáo dục kinh tế và pháp luật, Trường PTTH Thạch Bàn. Ảnh: N.D |
Hoặc như các hành vi về bạo lực học đường, các em nhận thức rõ đó là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Hành vi bạo lực học đường không chỉ là việc đánh bạn, mà nó còn là những hành vi chế giễu, lăng mạ… bạn trên mạng xã hội.
“Bên cạnh đó cũng phải cập nhật những thông tin mới, như đem thông điệp cho học sinh thấy rằng, Quốc hội đang họp và bản thảo về vấn đề gì liên quan đến học sinh, cụ thể như việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự… để các em nắm được” – cô Hữu Thị Hạnh cho biết.