Năm học 2013-2014, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ thí điểm việc dạy học tích hợp, liên môn (TH,LM).
Nhận định về việc dạy TH,LM, bà Nguyễn Thị Thu Anh, hiệu trưởng trường Nguyễn Tất Thành cho biết, dạy học tích hợp, liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học. Trong đó,"Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Với chương trình hiện hành, các thầy cô giáo ở các tổ bộ môn khác nhau cùng trao đổi để xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn gồm các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Từ thực tế ở trường Nguyễn Tất Thành, bà Thu Anh cho hay, hiện nay, nhiều môn học đã được tổ chức tích hợp. Ví dụ như môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý cùng xây dựng một chủ đề học tập để học sinh tìm hiểu về đa dạng sinh học tại Bảo Tàng Thiên nhiên Việt Nam. Nội dung chung giữa các môn này là sự đa dạng về sinh vật Việt Nam, tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ tự nhiên. Khi xây dựng chủ đề này, các giáo viên sẽ phải cùng ngồi với nhau để xây dựng kế hoạch dạy học, thống nhất giao nhiệm vụ cho học sinh. Nếu trước kia, để học bài này, học sinh chỉ học vài gạch đầu dòng cô giáo cho ghi, thì với cách dạy TH,LM, học sinh sẽ phải tự khám phá, tìm hiểu rồi trình bày trước lớp sự hiểu biết của mình.
Theo bà Thu Anh, với cách học này, nhiều kiến thức sẽ không còn hàn lâm nữa vì học sinh được chủ động tìm hiểu để khám phá kiến thức, các em sẽ không chỉ được học trong lớp mà có thể học ở ngoài nhà trường. Học sinh có thể tìm kiếm thông tin trên internet, trong thư viện. Còn các thầy cô giáo giỏi sẽ biết cách hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin từ đâu và họ là người phải đọc nhiều hơn, hiểu biết sâu sắc hơn.
Phân tích thêm về lợi ích của việc học tích hợp, liên môn, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Minh chứng rõ nhất của việc dạy học tích hợp liên môn là kết quả cuộc thi Olympic khoa học trẻ (IJSO) 2014 vừa qua (Việt Nam đạt 5 huy chương gồm 2 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ). Các bài thi của IJSO ra theo hướng tích hợp các bộ môn khoa học. Học sinh Việt Nam đoạt được kết quả này là do các nội dung thi hướng tới cuộc sống, chạm tới những vấn đề nóng nhất của khoa học trên thế giới như vấn đề môi trường, vấn đề sức khỏe, vấn đề hủy hoại, tàn phá động thực vật... Các bài thi của IJSO ra theo hướng tích hợp các bộ môn khoa học, điều này rất gần và rất giống với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo mà chúng ta đang tiến hành.
Giáo viên đóng vai trò chủ đạo
Việc dạy tích hợp, liên môn này là một chủ trương mới nên giáo viên không được trang bị kiến thức tốt sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này có thể khắc phục được bởi hai lý do:
Thứ nhất, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành cho rằng, khó khăn khi triển khai dạy TH,LM là quỹ thời gian vì trường phải tổ chức cho giáo viên ở các tổ chuyên môn rà soát các môn học và cùng xây dựng các chủ đề TH,LM.
“Việc dạy học tích hợp nhằm mục tiêu phát triển năng lực của học sinh để giải quyết các tình huống học tập gắn với thực tiễn cuộc sống đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực như là dạy học dự án bàn tay nặn bột… đòi hỏi này không phải giáo viên nào cũng có thể làm tốt.
“Hiệu ứng” tích cực lớn nhất của dạy học tích hợp, liên môn là các thầy cô giáo ở các bộ môn khác nhau cùng ngồi với nhau trao đổi về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học; cùng dự giờ, rút kinh nghiệm và góp ý với nhau để nâng cao hiệu quả dạy học. Khi tổ chức dạy học tích hợp, liên môn các thầy cô giáo thường tổ chức dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực nhằm huy động tối đa sự sáng tạo của HS, tạo điều kiện để các em được chủ động lĩnh hội và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống” – bà Thu Anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, bà Thu Anh cũng cho biết, việc dạy TH,LM phải tùy thuộc vào điều kiện từng vùng miền, vào khả năng của học sinh để xây dựng mục tiêu phù hợp.
Ông
Lê
Ngọc
Quang,
Phó
Giám
đốc
Sở
GD-ĐT
Hà
Nội
cho
hay,
Hà
Nội không
chỉ
dừng
ở
cuộc
thi
mà
Hà
Nội
cũng
sẽ
triển
khai
thí
điểm
tích
hợp,
liên
môn.
Qua
nhiều
lần
tham
gia
IJSO,
các
giáo
viên
của
Hà
Nội
cũng
như
của
Trường
THPT
Chuyên
Hà
Nội
Amsterdam
có
tài
sản
rất
quý
là
ngân
hàng
đề
thi,
các
bài
luyện
thi,
hàng
trăm
giờ
dạy
cả
lí
thuyết
và
thực
hành.
chủ trương, phương pháp, nhận biết, ưu việt, hà nội, triển khai, kiến thức, năm học, nguyễn tất thành, nhiệm vụ, thí điểm, nhận định, hiệu trưởng, nội dung, liên quan, mục tiêu, hoạt động, chương trình, hiện hành, trao đổi, xây dựng