Theo tính toán của các nhà khoa học, chúng quay quanh các ngôi sao lùn (những ngôi sao nhỏ trong vũ trụ), có kích thước nhỏ hơn và nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời. Chu kỳ quanh quay quanh sao chủ của Kepler-438b và Kepler-442b lần lượt là 35 ngày và 112 ngày.
"Với mỗi phát hiện về các thế giới nhỏ và có thể có bề mặt đá này, chúng tôi càng tin tưởng, quyết tâm xác định tần số xuất hiện thực của các hành tinh giống Trái Đất chúng ta", Doug Caldwell, nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, cho hay.
Theo RT, các hành tinh mới được tìm thấy trong vùng có thể sinh sống được gọi là Goldilocks, nơi nước lỏng và thậm chí là sự sống có thể tồn tại. Kepler-438b và Kepler-442b cách Trái Đất ở khoảng cách lần lượt là 475 và 1.100 năm ánh sáng.
Trước đó, giới khoa học từng phát hiện hai hành tinh giống Trái Đất nhất là Kepler-186f và Kepler-62f. Từ năm 2009, các nhà thiên văn học đã phát hiện hàng trăm ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) qua kính viễn vọng.